Sự khác biệt giữa BCTC thuế và BCTC vay vốn ngân hàng

Cùng MINH KHAI hôm nay tham khảo chi tiết về Sự khác biệt giữa BCTC thuế và BCTC vay vốn ngân hàng để biết rõ hơn nhé!

Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm. (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…).

Ý nghĩa của BCTC

  • Phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản. Và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu để nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua
  • Nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn. Và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng cũng như xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN. Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp.
  • Quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng. Bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD. Hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.

Vai trò 

  • BCTC thuế là cầu nối để cơ quan thuế nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • BCTC vay vốn ngân hàng được lập nên nhằm đáp ứng một trong những điều kiện khi doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng.

Sự khác biệt giữa BCTC thuế và BCTC vay vốn ngân hàng

Nội dung

BCTC thuế 

BCTC vay vốn ngân hàng

Doanh thu Thể hiện doanh thu khớp với báo cáo thuế Thể hiện doanh thu nội bộ thực tế
Lợi nhuận Lợi nhuận thể hiện lỗ hoặc lại theo tính chất và theo năm thành lập của doanh nghiệp Lợi nhuận luôn là phải bắt buộc lãi 10% hoặc 15%/ trên doanh thu
Thuế TNDN Nếu lỗ không có chỉ tiêu thuế TNDN Bắt buộc lãi nên có chỉ tiêu thuế TNDN
Công nợ phải thu của khác hàng Thể hiện đúng công nợ phải thu của các khách hàng Thể hiện công nợ phải thu luôn gấp 2 lần công nợ phải trả
Công nợ phải thu của khác hàng Phản ánh công nợ phải trả thực tế trên sổ sách đối chiếu Thể hiện công nợ phải trả cho nhà cung cấp phải ít hơn công nợ phải thu
Hàng tồn kho Phản ánh hàng tồn kho thực tế Có nội dung hàng tồn kho nhưng không quá lớn và bằng ½ so với công nợ phải thu
 Báo cáo tài chính Gồm:

  • Cân đối kế toán,
  • Kết quả kinh doanh,
  • Lưu chuyển tiền tệ,
  • Thuyết minh báo cái tài chính
Gồm:

  • Cân đối kế toán,
  • Kết quả kinh doanh,
  • Lưu chuyển tiền tệ
  • Không cần thuyết minh báo cáo tài chính
Tiền mặt Tiền mặt thể hiện trên báo cái tài chính thuế đúng với hóa đơn chứng từ sổ sách DN có Tiền mặt trên BCTC vay vốn ngân hàng thể hiện ít mới phù hợp để vay vốn ngân hàng.
 Số lần lập BCTC 01 lần và hạn 30/03/N+1 Khi phát sinh việc vay vốn ngân hàng

BCTC là đối tượng rất được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, người cho vay, ngân hàng cho vay vốn. Các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến cho quý khách, hi vọng bài viết giúp ích cũng như trau dồi thêm kiến thức về kế toán cho quý khách nhiều hơn, hiệu quả hơn trong công việc lẫn kinh doanh.

Gọi ngay
Chat zalo
FB Chat fb
Tư vấn tu-van